5 Comments



Bà Bầu Cần Chuẩn Bị Gì Cho Cuộc Vượt Cạn? |Lynn Vo Pregnancy

Hầu hết mẹ bầu sắp sinh đều có cảm giác lo lắng cho hành trình vượt cạn sắp tới. Tuy nhiên, điều này không tốt chút nào, bởi khi bà bầu sợ hãi, hệ thần kinh trung ương sẽ ức chế cơn co thắt, kéo dài quá trình sinh. Để chuẩn bị cho một hành trình vượt cạn suôn sẻ, mẹ bầu sắp sinh cần chú ý một số điều sau nha
1. Tránh nằm nhiều
Cơ thể nặng nề cùng những tác dụng phụ cuối thai kỳ làm phần lớn mẹ bầu sắp sinh cảm thấy lười, chỉ muốn nằm dài nghỉ ngơi. Ngược với suy nghĩ của các mẹ, chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, đặc biệt là trong giai đoạn gần cuối thai kỳ. Điều này sẽ giúp hành trình vượt cạn dễ dàng hơn. Đi bộ là lựa chọn hoàn hảo nhất cho mẹ trong giai đoạn này.
2. Mẹ bớt lo, sinh con mới dễ
Không ít thì nhiều, hẳn mẹ bầu sắp sinh đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi chuyện sinh con và những cơn đau đẻ. Thực tế, sợ hãi này chẳng giúp bạn vượt qua quá trình sinh con dễ dàng hơn. Ngược lại, sợ hãi còn làm cho quá trình này thêm “hãi hùng”, bởi khi mẹ bầu sợ hãi, quá trình co thắt tử cung sẽ bị ức chế, dẫn đến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn, thậm chí có thể gây khó sinh.
3. Hạn chế chán nản, mệt mỏi
Giống lo lắng, chán nản mệt mỏi cũng không phải cảm giác tốt cho mẹ bầu và thai nhi lúc này. Thậm chí, tâm trạng không vui của mẹ còn có thể ảnh hưởng đến quá trình bé cưng chào đời nữa đấy. Tốt nhất, mẹ bầu sắp sinh nên cố gắng giữ một tâm trạng thoải mái, vui tươi trước “giờ G” để hành trình vượt cạn được an toàn, khỏe mạnh.
4. Tránh tự kích thích núm vú
Để chuẩn bị cho quá trình chào đời của bé, gần những tháng cuối thai kỳ, “núi đôi” của bạn sẽ căng phồng, sẵn sàng để tiết sữa cho bé bú. Bạn có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tránh không nên kích thích núm vú, bởi hành động này có thể giải phóng hormone oxytocin, loại hormone chịu trách nhiệm làm co bóp tử cung.
5. Cẩn thận chuyện ăn uống
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi đã thành hình và ổn định nên nhiều mẹ có xu hướng dễ dãi hơn với chuyện ăn uống của mình. Tuy nhiên, có dễ bao nhiêu, bầu cũng không nên ăn thực phẩm sống, hoặc chưa chín kỹ đâu nhé! Thực phẩm tươi sống rất dễ bị nhiễm khuẩn, chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
6. Tránh đi du lịch xa
Từ tuần thai 37, bé cưng có thể sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, để tránh tình huống không mong đợi, chẳng hạn như bé cưng chào đời ngay trên xe, mẹ bầu nên hạn chế đi du lịch đến những nơi xa. Hơn nữa, việc di chuyển, đi lại vào lúc này xung có thể làm mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Lynn Vo Pregnancy
Vui lòng bấm ĐĂNG KÝ (SUBSCRIBE) để nhận video mới nhất của LV :

G+ :

Blog :

Fanpage:

Website:

Recommended videos:

5 Cách Kiểm Tra GIỚI TÍNH Thai Nhi Tại Nhà

Liệu Siêu Âm 4D Có Thật Sự An Toàn Cho Thai Nhi

CẢNH BÁO: Nếu Bạn “DÍNH” 9 Triệu Chứng Này. Bạn Phải Lo Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh

BÍ QUYẾT GIÚP MẸ VƯỢT QUA WONDER WEEKS CÙNG CON

BẬT MÍ 8 Mẹo Nhìn Sơ Một Cái Là Biết Ngay Giới Tính Thai Nhi

Bảng Cân Nặng Thai Nhi 2019; Những Gì Mẹ Cần Biết Về Tăng Cân Khi Mang Thai

11 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm

Làm Sao Để Phân Biệt SỞI Và SỐT PHÁT BAN? Cái Nào Thật Sự NGUY HIỂM?

Phân Biệt Máu Báo Có Thai Và Máu Chu Kỳ Kinh Nguyệt

CƯỜI RA NƯỚC MẮT: Xuân 2019 Lần Đầu Tiên Evy Nuôi Heo Đất

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình Khó Ngủ?

Siêu Âm Đo ĐỘ MỜ DA GÁY là Gì? Độ Mờ Da Gay Bao Nhiêu Là An Toàn Cho Baby?

3 Phương Pháp Đơn Giản Thử Thai Tại Nhà

Tuần 11- Con NẾM Biết Được Nước Ối Rồi Nè Mẹ!

Tuần 12- Mẹ Vỗ Bụng là Con Vặn Mình Đó Nha Mẹ!!

Tuần 14- Con Biết Nhăn Mặt, Nhíu Mày Rồi Nè Mẹ ơi

Tuần Thai 27: Mỗi Ngày Có Nửa Lít Nước Ối Đi Qua Hệ Tiêu Hóa Của Bé Con

#bàbầu, #nhữngđiềucầnbiếtkhimangthai, #lynnvopregnancy, #cẩmnangbàbầu
=============================================

©️ Copyright: This Video is made by me. Do not reuse for any purpose, please.

Music: Youtube Library

source: https://fumceunice.org

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://fumceunice.org/category/suc-khoe/

Author

hatuankhang90@gmail.com

5 thoughts on “Bà Bầu Cần Chuẩn Bị Gì Cho Cuộc Vượt Cạn? |Lynn Vo Pregnancy

  1. E 36t r ma ngực e hk có can chị ơi. Trog ngực e thì chỉ có nước mà ít à hk pít Sinh ssog có sữa hk nữa e lo quá

  2. chị ơi Cho e hỏi là e được 37 Tuần 4 ngày bác sĩ đo sức khoẻ của bé thì bảo là có cơn gò nhiều bảo em là gần sanh vậy có phải ko chị mà dạo này e thấy mình đau lưng rất nhiều và có khi bụng e có cảm giác căng cứng lắm nhiều lúc e đi ko nổi mong chị tư vấn giúp em

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *